Kỳ nam – Loại quốc bảo đặc hữu của việt nam
Từ xa xưa, trầm hương vốn được xem là cống phẩm cao cấp của các triều đại vua chúa. Trong đó, Kỳ Nam chính là loại Trầm Hương quý hiếm và giá trị nhất mà chỉ ở Việt Nam mới có và Kỳ được xem là loại gỗ quý hiếm nhất trong các sản vật gỗ ở nước ta. Với hương thơm đặc biệt có rất nhiều tác dụng hữu ích cho cơ thể, Kỳ còn là nguồn dược liệu quý cũng như là vật phẩm phong thuỷ cao cấp rất được giới kinh doanh ưa chuộng. Vậy Kỳ Nam rốt cuộc là gì? Làm như thế nào để nhận biết Kỳ Nam?
I. Kỳ Nam là gì?
Để trả lời câu hỏi Kỳ Nam là gì? Những ai có hiểu biết về Trầm Hương chắc hẳn không thể không biết đến Kỳ Nam. Cũng giống như Trầm, Kỳ cũng là phần gỗ thơm hình thành trên thân cây Dó Bầu.
Trong quá trình phát triển, thân cây bị thương do thời tiết, bom đạn, côn trùng,… Những vết thương sau đó được bảo vệ bởi một lớp nhựa đặc biệt do cây tiết ra. Theo thời gian, chỗ bị thương biến tính thành Trầm Hương, cộng với một số điều kiện hoàn cảnh đặc thù khiến lượng tinh dầu tích tụ vô cùng nhiều, khiến từng thớ gỗ đều bị nhiễm tinh dầu và biến chất hoàn toàn thì Trầm sẽ hóa thành Kỳ.
Mặc dù có cùng nguồn gốc hình thành, nhưng Kỳ mất nhiều thời gian hình thành hơn, do đó mà quý hiếm và giá trị hơn Trầm rất nhiều. Một cây Dó có Kỳ chắc chắn sẽ có Trầm, thường được tìm thấy bao quanh phần Kỳ. Nhưng cũng có nhiều cây Dó chỉ cho Trầm mà không có Kỳ.
II. Các loại Kỳ nam
1. Kỳ Nam tự nhiên
Dựa trên màu sắc và kết cấu phần dầu của miếng gỗ, người ta phân Kỳ Nam thành 4 loại chính từ thấp đến cao như sau:
Hắc kỳ: Có sắc đen, nhìn như hắc ín, chất dầu quyện vào cả sớ gỗ cứng và nặng.
Hoàng kỳ: Có sắc vàng chất dầu cứng và nặng.
Thanh kỳ: Có sắc ánh tím xanh, nhiều dầu thì mềm, ít dầu thì cứng và khô.
Bạch kỳ: Là loại Kỳ Nam có giá trị cao nhất, màu trắng xám nâu, xung quanh lớp kỳ như có lớp đường trắng mịn bám vào, chứa rất nhiều tinh dầu và mềm. Khi cắt khối Bạch Kỳ ra thì sẽ thấy có màu nâu đỏ bên trong nhưng để 1 thời gian là vị trí đó sẽ ngã về màu sáng hơn. Loại này cực kỳ hiếm, chưa thấy xuất hiện nhiều ở thị trường.
2. Kỳ nam nhân tạo
Cũng bởi sự khan hiếm của kỳ tự nhiên mà kỷ thuật cấy ghép kỳ ngày càng phát triển. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tìm ra phương pháp chiếc cấy kỳ nam từ cây dó bầu. Những cây kỳ nam này được nuôi lớn trong khoảng 3 năm.
Sau đó chúng sẽ được tạo những vết thương cơ học như hình thức của cây dó bàu tạo kỳ tự nhiên. Quá trình này diễn ra tầm khoảng hơn 5 năm, các cây được chiếc sẽ hình thành nên “kỳ nam”.
Tuy nhiên, loại cây tên gọi là Kỳ Nam này hoàn toàn khác biệt với cây Dó Bầu cho ra Kỳ Nam ở nước ta, cho nên sản phẩm tạo thành của loại cây này cũng có thành phần hợp chất khác biệt với Kỳ Nam thật, công dụng và giá trị của loại “Kỳ nhân tạo” này cũng không thể so với Kỳ Nam tự nhiên.
3. Kỳ nam hóa thạch
Cụm từ “Kỳ nam hóa thạch” có lẽ sẽ khiến nhiều người khá hoang mang về đặc điểm cũng như tính chất của nó. Loại kỳ này thường không có nhiều trên thị trường. Một số nơi kinh doanh loại này đa phần là một khối nhựa cây không xác định và có mùi hương đặc trưng. Khối này đông cứng lại như đá, khi đốt sẽ tỏa ra mùi rất dễ chịu.
Sự thật về loại kỳ này vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng nên lưu ý bởi không phải chỉ có trầm và kỳ mới có mùi hương đặc trưng riêng.
III. Cách nhận biết Kỳ nam
– Nhìn: Khi nhìn khối trầm hương dưới kính phóng đại; ta sẽ thấy những thớ thịt của kỳ nam xếp chồng lên nhau; màu trầm khi rọi đèn mạnh vào thì có màu đỏ ánh kim. Các thớ thịt sẽ có lượng dầu nhiều nên nhìn sẽ ẩm ướt.
– Nếm: Tỉa một lượng nhỏ lớp gỗ, sau đó nhai nhẹ ở răng cửa; ta sẽ thấy có độ kết dính 2 răng lại với nhau, do có chất dầu dẻo. Sau đó, dùng lưỡi nén chặt miếng đó áp sát. Lưỡi sẽ bị tê thời gian dài.
Ở trầm hương có vị đắng, nhưng kỳ nam thì sẽ có vị đắng là đầu tiên; sau thấy ngọt, rồi đến chua và cay, cay ở đây thật chất là lúc đó lưỡi đã tê rồi nên cảm giác giống cay ở lưỡi.
– Ngữi: Do có lượng đầu dẻo và tính chất bay hương của kỳ; ta sẽ thấy có mùi hương thơm ngọt the mát kiểu kẹo bạc hà. Khi đưa lại gần mắt thì cảm giác the the mắt, giống như xông hương làm mắt cảm giác cay muốn chảy nước mắt.
– Đốt: khi đốt sẽ toả ra mùi thơm rất mạnh, khói xanh bay cao và thẳng tắp không bị ngắt đoạn.
Ngoài ra, bởi vì lượng tinh dầu tích tụ rất nhiều trong các thớ gỗ của Kỳ, khiến cho nó có đặc tính chìm nước, nhưng việc cho Kỳ Nam tiếp xúc với nước quá nhiều dễ khiến cho chất lượng bị ảnh hưởng, nên những chuyên gia giám định trầm hương thường không dùng loại phương thức này để xác nhận Trầm Kỳ.
IV. Cách phân biệt Trầm Hương và Kỳ Nam
Trầm và Kỳ đều xuất thân từ cây Dó Bầu tuy nhiên chúng không giống nhau. Bạn cần nắm rõ sự khác biệt của hai loại gỗ quý này để có tránh được những nhầm lẫn không đáng có. Dưới đây là những cách nhận biết kỳ nam cơ bản:
– Số tuổi: Để thu hoạch được gỗ Kỳ, đòi hỏi con người phải mất rất nhiều thời gian. Nếu tuổi của trầm hương dao động trong khoảng từ 10 đến 50 năm thì kỳ nam phải mất nhiều thời gian hơn thế. Cũng chính vì vậy mà giá trị của kỳ nam đắt hơn gấp 10-20 lần so với gỗ trầm.
– Mùi hương: Kỳ trong điều kiện thường đã có mùi đậm và rõ hơn, khi đốt thì sẽ có mùi thơm đặc trưng cho khói xanh, bay thẳng và lâu tan. Trong khí đó, đối với trầm, bạn cần phải ngửi thật lâu mới cảm nhận được mùi hương của nó, khi đốt thì cho khói trắng, mau tan trong không khí. Ngoài ra, vị của kỳ có đầy đủ từ chua, cay, ngọt, đắng. Trầm hương khi nếm chỉ có vị đắng nhẹ ở đầu lưỡi.
– Tính chất: Trầm hương có khối lượng khá nhẹ, chưa ít tinh dầu hơn và thường nổi trên mặt nước (ngoại trừ trầm hương loại 1 với lượng tinh dầu cao). Kỳ nam thì hoàn toàn trái ngược, khi đặt trong nước, với lượng tinh dầu trong gỗ Kỳ rất cao nên sẽ chìm hẳn.
– Màu sắc: Trầm thường có màu nhạt. Trầm càng nhiều tuổi thì màu sắc theo đó cũng đậm dần. Kỳ nam có màu đậm, một số loại có màu đen như hắc ín. Chúng mềm và deo hơn gỗ trầm bởi lượn tinh dầu tích trong kỳ rất cao.
V. Công dụng của Kỳ Nam
1. Về sức khỏe
Theo lương y Trần Duy Linh: “Gỗ Kỳ có công dụng chữa trị chứng đi tiểu không cầm được; giúp cho bền vững tinh khí (giao hợp được lâu); rất hay trong điều trị các bệnh tiêu hóa như, bệnh khí thống (đau do hơi dồn tức trong bụng), hay đau bụng tiêu chảy thể tả; còn có tác dụng tiêu tan đờm dãi (dùng trong trị chứng ho).
Thường người ta không cho chung kỳ nam với các vị thuốc khác, cũng như không qua đun nấu (vì như thế sẽ làm bay mất hương khí của kỳ), mà dùng bằng cách mài ra rồi uống. Người ta còn có thể dùng kỳ nam trích tinh dầu để pha chế các loại nước hoa; làm vòng đeo tay, hạt chuỗi vừa làm đồ trang sức (hương thơm lưu giữ hàng mấy chục năm), vừa có công dụng tị gió, tránh được cảm mạo.
Ngoài ra, một số nghiến cứu còn cho thấy các hợp chất có trong Kỳ mang lại tác dụng hiệu quả trong viêc điều trị và ức chế các tế bào ung thư.
2. Về mặt tâm linh
Tương tự như Trầm Hương, thì Kỳ Nam cũng là vật phẩm có nhiều ý nghĩa tâm linh to lớn, được xem là “gỗ của các vị thần”. Là vật được các tín đồ tôn giáo dâng lên các đấng bề trên trong các nghi lễ đặc biệt.
Kỳ Nam còn được xem là lá bùa hộ mệnh, được dùng để chế tác ra một số loại đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, mặt dây chuyền, hạt chuỗi, … mang bên người để trừ tà khí; đem đến may mắn thịnh vượng cho người sỡ hữu.
V. Giá của Kỳ Nam
Cũng giống như Trầm Hương, giá của kỳ phụ thuộc vào thể tích của khối Kỳ, chất lượng dầu chứa trong gỗ, loại Kỳ, mùi thơm và mức độ chìm nước.
Theo đó, giá Kỳ Nam dao động trong khoản 2 tỷ đến 6 tỷ với 1kg Kỳ rục không chìm nước.
Đối với Kỳ có lượng dầu cao và chìm trong nước, tuỳ vào kích thước thì giá thành sẽ dao động từ 8-16 tỷ với 1kg Kỳ Nam tuỳ loại.
Riêng đối với loại Bạch Kỳ Nam quý hiếm và có giá trị cao nhất, đã từng ghi nhận trường hợp giá bán lên tới 50 tỷ/kg.