7 công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về Trầm hương
Trầm hương là loại dược liệu quý hiếm, đã được biết đến và ứng dụng trong Đông y từ hơn 2000 năm trước. Trong những thập kỷ gần đây, các nghiên cứu sâu rộng về trầm hương cũng đã được tiến hành nhằm xác định thành phần hóa học, tác dụng sinh học và tiềm năng sử dụng loại gỗ này trong y học hiện đại. Hãy cùng Trầm hương Sinh học TTT điểm qua 7 công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về trầm hương nhé!
1. Công trình nghiên cứu: “Trầm hương chữa ung thư” của GS.TS Chi Tang Ho và TS Mohamed Rafi, Đại học Rutgers, bang New Jersey, Mỹ - (2001)
Hợp chất sesquiterpenes có trong trầm hương đã tác động và làm vô hiệu hóa protein Bcl-2 được sinh ra quá mức từ các tế bào ung thư, đặc biệt trong các loại ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Từ kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng hợp chất này có thể dùng để sản xuất thuốc điều trị ung thư.
Công trình nghiên cứu này được tài trợ bởi Cơ quan thí nghiệm Nông nghiệp New Jersey và Ủy ban Khoa học và Công nghệ bang New Jersey, Mỹ.
Tài liệu tham khảo về công trình nghiên cứu khoa học: Tại đây
2. Công trình nghiên cứu: “Trầm hương Việt Nam - Chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh BDNF” của các giáo sư Viện Y học Tự nhiên, Đại học Toyama, Nhật Bản (2005)
Tháng 11/2005, các giáo sư của Viện Y học Tự nhiên, Đại học Toyama, Nhật Bản đã tìm ra một hợp chất sesquiterpene mới trong Trầm hương Việt Nam có cảm ứng đáng kể đến yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não mRNA, giúp các tế bào thần kinh não bộ tạo kết nối mới và linh hoạt, Từ đó cải thiện chức năng não, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng linh hoạt.
Theo các nhà khoa học Nhật Bản, Trầm hương có thể tác động đến Hệ thần kinh trung ương hơn hẳn theo cách truyền thống sử dụng thuốc an thần.
Tài liệu tham khảo về công trình nghiên cứu khoa học: Tại đây
3. Công trình nghiên cứu: “Trầm Hương điều trị ung thư bàng quang” của Tiến sĩ Hsueh Kung Lin, Đại học Oklahoma, Mỹ (2009 - 2010)
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Oklahoma đã tìm ra các thành phần có trong Trầm hương có tác dụng tốt và là liệu pháp hiệu quả đối với những người mắc bệnh ung thư bàng quang. Kết quả thu được rất khả quan khi các chất có trong Trầm hương có khả năng ức chế và ngăn chặn được sự phát triển của các tế bào ung thư bàng quang (J82) và kích thích các cơ chế hoạt động tiêu diệt các tế bào mầm bệnh.
Tiến sĩ Hsueh - Kung Lin khẳng định Trầm hương có thể trở thành một liệu pháp chữa trị thay thế không đắt đỏ đối với những người đang phải chịu đựng căn bệnh ung thư bàng quang.
Tài liệu tham khảo về công trình nghiên cứu khoa học: Tại đây
4. Phát minh “Dùng chất chiết của vỏ cây Dó Trầm để điều trị ung thư” của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y Đài Bắc, Đài Loan được công bố bởi Văn phòng bằng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) công bố - (2011 - 2012)
Ngày 30/06/2011, Văn phòng bằng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO) đã công bố một phát minh mới của 4 nhà khoa học tại Đại học Y Đài Bắc với nội dung: “Dùng chất chiết từ vỏ cây Dó Trầm để điều trị ung thư” (Số US 2011/0160152 A1).
Ngày 1/05/2012, USPTO công bố phát minh thứ hai về nghiên cứu của 4 nhà khoa học (Số US 8168238 B2) khi chiết xuất Methanol trong vỏ cây Dó Bầu để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Tài liệu tham khảo về công trình nghiên cứu khoa học: Tại đây
5. Công trình nghiên cứu: “Các chất tự nhiên trong Trầm Hương có thể diệt tế bào ung thư” của Mark D. Evans, Khoa nghiên cứu ung thư, Đại học Leicester, Anh; Đại học Sultan Qaboos, Oman, Đại học Nizwa, Oman - (2014)
Tiến sĩ sinh học Kamla Al-Salmani tại Đại học Leicester công bố đã tìm thấy các chất tự nhiên trong Trầm Hương có thể diệt tế bào ung thư buồng trứng khó điều trị ở giai đoạn cuối ung thư.
Nghiên cứu tìm ra hợp chất AKBA (acetyl-11-keto-beta-boswellic acid) trong Trầm Hương có thể tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng và không gây tác dụng phụ.
Các nghiên cứu trước đây cũng đã xác định AKBA có khả năng điều trị cho nhiều bệnh ung thư khác, bao gồm cả đại tràng, vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Tài liệu tham khảo về công trình nghiên cứu khoa học: Tại đây
6. Công trình nghiên cứu “Đặc tính chống ung thư của Trầm Hương đối với các tế bào ung thư vú” - Bác sĩ Yumi Zuhanis Has - Yun Hashim, Đại học Islamic, Malaysia - (2014)
Nghiên cứu đặc tính chống ung thư của Trầm hương đối với các tế bào ung thư vú MCF-7(ATCC® HTB-22™).
Kết quả là các chất có trong Trầm hương gây ức chế 50% tế bào MCF-7 (IC50), giảm sự phát triển, tiêu diệt 50% tế bào MCF-7.
Đây là phát hiện cung cấp thêm bằng chứng thuyết phục sử dụng Trầm hương cho sự phát triển việc điều trị ung thư hoặc phòng ngừa ở mức trước di căn, hỗ trợ cho phương pháp điều trị truyền thống.
Tài liệu tham khảo về công trình nghiên cứu khoa học: Tại đây
7. Công trình nghiên cứu: “Các chất chống ung thư và chống tạo mạch từ Trầm hương” của Đại học Universiti Sains Malaysia, Malaysia - (2016)
Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng Ethanol và Hydrodistillation được chiết xuất từ Trầm hương có khả năng ngăn ngừa, ức chế, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư và ức chế sự hình thành mạch máu trong mô khối u. Hỗ trợ trong phương pháp hóa trị và ít phản ứng phụ.
- Hydrodistillation chống sự phát triển của tế bào ung thư:
• HCT 116 (Ung thư ruột kết)
• PANC-1, MIA PaCa-2 (Ung thư tuyến tụy)
• MCF-7 (Ung thư vú)
• PC3 (Ung thư tuyến tiền liệt)
• HUVEC (Ung thư nội mô con người )
- Elthanol chống tăng sinh chọn lọc và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư:
• HCT 116 (Ung thư đại trực tràng)
• PANC-1 (Ung thư tuyến tụy)
• MCF-7 (Ung thư vú)
• PC3 (Ung thư tuyến tiền liệt)
Tài liệu tham khảo về công trình nghiên cứu khoa học: Tại đây
Xem thêm:
- Tại sao Khánh Hòa được xem là thủ phủ của trầm hương Việt Nam?
- Ưu nhược điểm của các phương pháp cấy tạo trầm hương phổ biến hiện nay
- Công nghệ trầm hương sinh học là gì? Ưu, nhược điểm của công nghệ này trong cấy tạo trầm hương
Trên đây là 7 công trình nghiên cứu khoa học về trầm hương. Cảm ơn đã theo dõi, hãy liên hệ với chúng tôi để sở hữu những vật phẩm từ trầm hương nhé!