Công nghệ trầm hương sinh học là gì? Ưu, nhược điểm của công nghệ này trong cấy tạo trầm hương

Từ hơn 10 trở lại đây, trầm hương tự nhiên đã dần trở nên khan hiếm, không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Chính vì thế, nhiều người đã tiến hành nghiên cứu cấy tạo trầm hương bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có công nghệ cấy tạo trầm hương sinh học. Vậy công nghệ cấy tạo này là gì, ưu nhược điểm ra sao, hãy cùng Trầm hương Sinh học TTT tìm hiểu ngay nhé!

1.Trầm hương là gì?

Trầm hương được biết đến là phần gỗ chứa nhiều tinh dầu trên cây Dó Bầu. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây Dó không thể tránh khỏi những vết thương được gây ra từ nhiều tác nhân bên ngoài như mưa bão, động vật, con người... cộng thêm sự xâm nhập từ các loại vi sinh vật, nấm, bệnh khuẩn vào các vết thương, khiến cây phải khởi động cơ chế tự bảo vệ bằng cách huy động lượng tinh dầu có công dụng kháng khuẩn cao, đang phân tán trên thân cây về tập trung và bao bọc xung quanh vết thương. 

Trải qua hàng chục đến hàng trăm năm, chất dầu đọng lại dần biến tính và trở thành trầm. Tuy nhiên, tùy vào thời gian hình thành và mức độ tổn thương của cây mà sẽ cho ra được gỗ trầm có kích thước to nhỏ và đặc điểm khác nhau.

Trầm hương sở hữu mùi hương dịu nhẹ, thanh mát đặc trưng vô cùng dễ chịu. Khi nếm thử, người ta sẽ cảm nhận được vị đắng nhẹ, cay hoặc ngọt tạo cảm giác tê tê ở đầu lưỡi.

Hiện nay, trầm hương được chia thành ba hạng chính: Kỳ nam (Bạch kỳ, Thanh kỳ, Huỳnh kỳ, Hắc kỳ), Trầm hương tự nhiên (từ loại 1 đến loại 6), Trầm tốc (Tốc kiến, Tốc banh, Tốc bông). 

Trầm hương là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm trên thân cây Dó Bầu

2. Các phương pháp tạo trầm phổ biến hiện nay

Sau bao năm “ngậm ngải tìm trầm”, số lượng trầm hương ngoài tự nhiên dần trở nên khan hiếm, khiến cho nhiều cơ sở đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng nhiều phương pháp cấy tạo trầm hương.

- Phương pháp cấy tạo vật lý là phương pháp gây ra nhiều vết thương trên thân cây Dó Bầu bằng biện pháp cơ giới như dùng rìu chặt tạo vết xước, khoan tạo lỗ, đóng đinh,...

- Phương pháp cấy tạo hóa học là phương pháp phổ biến hiện nay, để cấy tạo được trầm bằng phương pháp này, người ta tiến hành bơm những hóa chất cực mạnh vào cây hoặc quét lên thân cây để làm cho cây bị tổn thương sâu, kích thích tạo trầm trong thời gian ngắn. 

- Phương pháp cấy tạo sinh học là phương pháp gây bệnh cho cây bằng một loại nấm hoặc vi khuẩn ký sinh được xác định, khi đó cây sẽ tự tiết ra chất nhựa thơm để cô lập vết thương và lâu dần sẽ tạo thành trầm.

- Phương pháp khoan lỗ cấy vi sinh và dịch kiến là phương pháp mà người ta sẽ khoan nhiều lỗ nhỏ trên thân cây Dó Bầu, sau đó dẫn dụ các loại côn trùng, kiến tới tiết dịch, hoặc trực tiếp bơm dịch kiến, men vi sinh vào những lỗ khoan để kích thích cây Dó hình thành trầm.

Các phương pháp tạo trầm phổ biến hiện nay

3. Công nghệ trầm hương sinh học là gì?

Mặc dù phương pháp cấy tạo trầm bằng hóa chất mang đến có chi phí sản xuất và yêu cầu kỹ thuật thấp, thời gian tạo trầm nhanh, từ 18 - 24 tháng nhưng lại tồn tại nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của chính người nông dân và cả người tiêu dùng. Còn phương pháp cấy tạo trầm vật lý và dịch kiến tuy không gây hại đến sức khỏe mọi người nhưng sản lượng thu được lại vô cùng thấp và không ổn định.

Công nghệ trầm hương sinh học ra đời là một bước tiến trong quá trình nuôi trồng và cấy tạo trầm hương, khắc phục được những nhược điểm mà các phương pháp cấy tạo trước đó còn tồn đọng. Đây chính là thành quả của công trình nghiên cứu hơn 30 năm của Công ty Cổ phần Trầm hương Sinh học TTT với mong muốn có thể bảo tồn và phát triển loại cây quý giá này.

Công nghệ sinh học của TTT cũng từng có mặt tại các buổi giao lưu và so sánh thực tế với những phương pháp tạo trầm khác hiện có trong và ngoài nước, kết quả cho thấy phương pháp này cho trầm sạch và tốt nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại. 

Thực chất, đây là phương pháp được thực hiện bằng cách đục nhiều học trên thân cây gây tổn thương chủ động, sau đó dùng hỗn hợp men vi sinh cao cấp kết hợp cùng dược liệu quý đắp vào các hộc, men vi sinh sẽ kích thích vết thương và thúc đẩy quá trình hình thành trầm trên cây Dó Bầu.

Công nghệ trầm hương sinh học

4. Ưu, nhược điểm của công nghệ trầm hương sinh học TTT

Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của công nghệ trầm hương sinh học TTT: 

Ưu điểm Nhược điểm

- Trầm có mùi hương thanh nhẹ, dịu ngọt gần giống trầm hương tự nhiên.
- Cây phát triển tự nhiên, không bị suy yếu hay chết hàng loạt giống như phương pháp cấy tạo hóa chất.
- Trầm hoàn toàn đảm bảo sạch sẽ, an toàn với sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
- Tỷ lệ kết trầm cao, gần như 100%, có thể tạo ra trầm khối.
- Thời gian cấy tạo ngắn, chỉ 3,5 năm.

- Giá dung dịch vi sinh cao hơn hóa chất.


5. Nên mua trầm hương chất lượng tại đâu?

Sự quý hiếm và những công dụng tuyệt vời mà trầm hương mang lại luôn là yếu tố thu hút khiến nhiều người săn đón và sưu tầm loại gỗ này. Để mua được trầm hương chất lượng thật sự là một vấn đề nan giải khi trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh trầm không mấy uy tín. 

Trầm hương sinh học TTT là công ty tiên phong đi đầu về ứng dụng công nghệ sinh học để cấu tạo trầm hương uy tín, chất lượng với nhiều sản phẩm đa dạng như nhang trầm hương, tinh dầu trầm, vòng tay trầm hương, thực phẩm chức năng từ trầm hương, bút trầm hương,... 

Để được tư vấn kỹ hơn, bạn có thể truy cập vào website: 
https://tramhuongsinhhocttt.com/ hoặc liên hệ qua hotline: 028 2212 6688.

Trầm hương Sinh học TTT

Xem thêm:

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về công nghệ trầm hương sinh học và ưu nhược điểm của công nghệ này. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hãy liên hệ với chúng tôi để sở hữu những vật phẩm từ trầm hương nhé!
 

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trên 10 năm kinh nghiệm đã tư vấn và triển khai sản phẩm Trầm Hương trên toàn quốc

Gọi ngay để được tư vấn miễn phí:

028 2212 6688

Để lại yêu cầu
mail zalo messager call