LÀNG NGHỀ BUÔN TRẦM HƯƠNG Ở ĐỒNG NAI NƠI TỪNG SINH RA NHỮNG TỶ PHÚ TRẦM HƯƠNG
Cùng Trầm Hương Sinh Học TTT tham quan và tìm hiểu lịch sử hàng chục năm của Làng Nghề Buôn Trầm Hương ở Tân Phú Đồng Nai nơi từng sản sinh ra những tỷ phú Trầm Hương...
Trầm Hương là loại gỗ thần kỳ với vô vàng công dụng từ y học đến phong thủy và được tạo thành từ trên thân của cây Gió Bầu. Để lấy được một ký Trầm Hương bán với giá hàng chục triệu đồng, người thợ phải kỳ công tỉ mỉ dùng tay đục, chẻ, sủi từng thanh gỗ Dó Bầu để có thể lấy được phần Trầm Hương mỏng dính và có mùi thơm đặc trưng ẩn bên trong hoặc phủ bên ngoài thân cây.
Tham Quan Làng Nghề Buôn Trầm Tại Tân Phú Đồng Nai
Nghề sủi trầm ở Huyện Tân Phú (Đồng Nai) xuất hiện hơn chục năm nay. Để tạo trầm hương, người dân dùng một chế phẩm đặc biệt gồm nhiều loại hợp chất khác nhau, tiếp theo là lột vỏ và quét bên ngoài thân cây Dó Bầu. Sau vài năm nuôi dưỡng, họ cắt cây Dó Bầu thành từng đoạn ngắn để thu hoạch trầm.
Trên thân Dó Bầu thì Trầm Hương sẽ tích tụ thành lớp dầu màu đen rất mỏng nằm giữa các lớp giác trắng và ròng gỗ. Để lấy được phần Trầm đó thì người thợ phải trải qua tới 8 công đoạn gồm: bổ, chẻ, đục, đẽo, phá, tỉa, mài và đánh bóng.
Các Công Đoạn Để Thu Được Mẫu Trầm Của Những Người Thợ Lành Nghề
Giai đoạn sủi thô với các công đoạn như: cắt, bổ, chẻ, đục, đẽo thường dành cho nam giới với lực tay mạnh sủi gần hết phần giác trắng của cây dó bầu. Các đoạn gỗ Gió Bầu được chẻ mỏng từ 2-3 cm bao bọc phần trầm hương có màu sẫm đen bên trong.
Công đoạn kế tiếp, những người thợ nhẹ nhàng tỉ mỉ sủi phần giác trắng còn lại để lấy phần Trầm Hương mỏng như tờ giấy. Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải đều tay sủi, khéo léo và tỉ mỉ vì tránh phạm vào phần trầm hương gây hao hụt
Tại huyện Tân Phú, vào thời kỳ hoàng kim của nghề sủi Trầm Hương, cả huyện làm rầm rộ và đông đúc như một làng nghề. Hàng trăm cơ sở chế biến trầm mọc lên san sát, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.
Những Chia Sẽ Về Ngành Buôn Trần Của Những Người Chủ Cơ Sở Có Thâm Niên Trong Nghề
Hiện nay, bởi vì sự cạn kiệt nguồn Trầm Hương từ tự nhiên và chưa có một phương pháp cấy tạo trầm mang lại hiệu quả cao, nên nghề sản xuất Trầm Hương không còn phát triển như trước nhưng vẫn còn khá nhiều cơ sở duy trì hoạt động. Chị Trần Thị Hồng (48 tuổi), chủ một cơ sở sản xuất trầm hương ở xã Phú Trung, cho hay cở sở của chị hoạt động hơn 5 năm nay với gần 20 lao động làm việc thường xuyên.
Chị Hồng thường mua cây dó bầu có độ tuổi từ 2-3 năm, sau đó cấy chế phẩm sinh học vào. Đến vài năm sau thì cắt cây dó bầu về để lấy trầm. “Mỗi tháng tùy vào số lượng khách hàng đặt mà cơ sở tôi xuất bán vài chục tạ trầm hương đi Trung Quốc”, chị Hồng nói.
Theo chị Hồng, mỗi kg trầm hương A+ có giá tới 40 triệu đồng. Các loại A, B thì có giá mềm hơn từ 10-20-30 triệu đồng/kg. Trầm hương được các cơ sở xuất bán sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan là chủ yếu. Ngoài ra, phần xác tỉa từ giác gỗ dó bầu cũng được tận dụng bán cho người làm nhang, nấu dầu với giá vài trăm ngàn đồng/kg.
KẾT LUẬN
Trầm Hương là loại gỗ quý có giá trị cao đã được chứng minh trong suốt dòng thời gian hàng trăm năm qua. Với mùi thơm đặc trưng và nhiều công dụng thần kỳ nên luôn được nhiều người săn đón. Đặc biệt là các sản phẩm cao cấp từ Trầm Hương được thị trường các nước rất ưa chuộng, nên nghề sản xuất trầm hương vì thế mà vẫn ăn nên làm ra. Công ty cổ phần Trầm Hương Sinh Học TTT với công nghệ độc quyền cấy tạo trầm sinh học đảm bảo
-Về mặt chất lượng: sản phẩm giống như trầm rừng, không tồn tại các thành phần hóa chất.
-Về mặt sản lượng: công nghệ cho năng suất cao, hoàn toàn có thể đáp ứng các nhu cầu lớn về Trầm Hương của thị trường thế giới.
Nhất định sẽ mang lại một bước tiến mang tính đột phá, đưa Nghành Công Nghiệp Trầm Hương Việt Nam vươn ra tầm thế giới, để mang nguồn ngoại tệ về cho đất nước, mang cơ hội việc làm cho hàng trăm, hàng ngàn người lao động và mang lại Cơ Hội Đầu Tư An Toàn - Tối Ưu cho tất cả các nhà đầu tư.